Tất cả ai trong chúng ta cũng đều sẽ có niềm đam mê chụp ảnh nhưng không phải ai cũng có thể sở hữu cho mình một chiếc máy ảnh như ý. Vì vậy có người sẽ chọn cách là mua máy cũ, nhưng mua máy cũ sẽ có rất nhiều rủi ro không thể tránh. Cho nên bạn cần phải biết lưu ý những điều gì khi mua máy ảnh cũ đã qua sử dụng.
Trong bài viết hôm nay, Tierramaya sẽ giới thiệu đến bạn top 3 điều cần lưu ý kỹ khi mua máy ảnh cũ đã qua sử dụng nhé!
Tìm kiếm thông tin, chọn lọc kỹ càng

Bạn có thể tìm ở những cửa hàng thu mua máy ảnh cũ của các thương hiệu Dslr, Canon, Sony… ở ngoài cửa hàng hay những người bán lại trên mạng xã hội.
Bất kì khi mua ở đâu bạn nên kiểm tra kỹ số điện thoại hay cửa hàng để xem độ uy tín của cửa hàng đó trên mạng như thế nào, có từng bị phốt hay lừa đảo chưa.
Bạn nên tham khảo và mua những máy còn thời hạn bảo hành. Và mua máy tại nhà sẽ tốt hơn vì có nếu vấn đề gì bạn có thể đổi trả.
Đem theo Laptop của bạn

Mang theo laptop sẽ giúp bạn kiểm tra máy ảnh một cách chính xác tuyệt nhất.
Kiểm tra Dead Pixel trên cảm biến để có thể kiểm tra được, bạn hãy chụp theo hướng dẫn dưới đây.
Hình 1: Tháo lens, đậy nắp body của máy, set ISO khoảng 200 đến 400 rồi chụp 10s để làm nóng sensor
Hình 2: Đặt ISO ở mức thấp nhất rồi chụp khoảng 1/20s
Hình 3: Bạn chụp máy bằng một hộp kín hoặc túi nilon đen để ngăn không cho ánh sáng lọt vào sensor. Tiếp đó, vẫn chụp 1 tấm với khoảng 1/20s.
Bạn không cần phải lo lắng khi trên màn hình máy tính xuất hiện 3 – 4 điểm. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng bình thường, nhưng nếu nhiều hơn thì bạn có thể không nên mua máy ảnh đó.
Kiểm tra số shot đã sử dụng, bạn có thể sử dụng các phần mềm kiểm tra shot rất dễ dàng trên mạng. Hoặc upload ảnh bạn mới chụp lên camerashutter.count.com
Nhưng sẽ có một số máy đã thực hiện reset shot, nghĩa là phần mềm sẽ hiển thị các số shot ngay từ lúc mua máy.
Và tất nhiên sẽ tùy thuộc vào người sử dụng nhưng máy ảnh chỉ khoảng hơn chục ngàn shot mà đã bong tróc thì có nhiều khả năng bạn không nên mua máy này.
Để kiểm tra được bụi bẩn trên cảm biến dễ hơn thì bạn hãy chụp bầu trời xanh và khép khẩu xuống f/16. Nếu có bất kì bụi bẩn nào trên cảm biến bạn sẽ thấy dễ dàng trên ảnh. Có thể sử dụng chức năng tự lau cảm biến bên trong máy hoặc đem đi vệ sinh máy.
Bạn hãy thỏa thuận với người bán nếu sau khi vệ sinh mà hiện tượng chưa bụi bẩn chưa hết thì cảm biến đó đã gặp vấn đề rồi đấy.
Kiểm tra phần cơ học

Ngoại hình máy đầu tiên bạn hãy thử xem ngoại hình có bị trầy xước nào không. Đối với các dòng máy cơ bản, các vết xước là điều dễ thấy và có những vết nhỏ, bạn không cần quá lo lắng.
Nhưng với các dòng máy pro, vết trầy lớn cho thấy máy ảnh đã bị sử dụng nhiều hay dã từng bị va đập mạnh. Điều đó có thể gây nguy hiểm đến các bộ phận bên trong.
Tuy nhiên, bạn nên đặc biệt chú ý đến khe cắm của mình. Nếu các điểm kết nối của khe cắm với thẻ nhớ bị chập vào nhau do gãy, thì chúng sẽ làm ảnh hưởng và gây ra ngắn mạch làm cháy phần thẻ nhớ của máy.
Cao su bị bong ra: Nếu bạn sử dụng máy trong điều kiện ẩm, cao su phía sau máy sẽ sớm bị bong ra. Bạn có thể thay cao su khác cho máy, nhưng việc bong ra như vậy cũng có nghĩa là máy đã được sử dụng trong một thời gian dài rồi.
Thông qua bài viết trên, Tierramaya đã chia sẻ đến các bạn top 3 điều lưu ý khi sử dụng máy ảnh cũ. Mong rằng đã đem đến những thông tin bổ ích cho các bạn. Chúc các bạn may mắn mua được một chiếc máy ảnh cũ chất lượng và giá cả phù hợp nhé!
Trả lời